Lịch sử Quốc_kỳ_Cộng_hòa_Dân_chủ_Nhân_dân_Triều_Tiên

Một bức chân dung của Kim Il-sung cùng lá cờ Taegukgi năm 1948. Lá cờ cũng được sử dụng ở miền Bắc trước khi chia tách

Bối cảnh

Cột cờ cao thứ tư thế giới - ở độ cao 160 m (525 ft) – treo cờ nặng 270 kg (595 lb) của Triều Tiên trên Kijŏng-dong gần Panmunjom tại Khu phi quân sự Triều Tiên.

Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Bán đảo Triều Tiên được cai trị bởi một chế độ quân chủ được gọi là Đại Hàn Đế quốc. Trong thời gian này, chế độ quân chủ Triều Tiên đã sử dụng một lá cờ hiện được gọi là Taegukgi làm quốc kỳ. Nó có biểu tượng âm dương được bao quanh bởi bốn quẻ bát quái. Cờ Taegukgi vẫn là biểu tượng của Triều Tiên sau khi Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng và sáp nhập Bán đảo Triều Tiên vào năm 1910.[9]

Năm 1945, Thế chiến II kết thúc với chiến thắng của quân Đồng minh và Nhật Bản đã bị đánh bại. Theo các điều khoản của Đồng minh, Nhật Bản từ bỏ quyền kiểm soát Bán đảo Triều Tiên, với Liên Xô chiếm nửa phía bắc của bán đảo và Hoa Kỳ chiếm nửa phía nam của nó. Phần phía bắc của Bán đảo Triều Tiên trở thành một nhà nước XHCN được hỗ trợ bởi Liên Xô sau khi giành được độc lập năm 1945, Taegukgi được tái sử dụng.[9]

Khởi đầu

Năm 1947, Liên Xô đã liên lạc qua Thiếu tướng Nikolai Georgiyevich Lebedev (ru) để thảo luận về việc có nên giữ cờ Taegukgi cho Triều Tiên mới thành lập hay không. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Lâm thời Bắc Triều Tiên Kim Tu-bong đã ủng hộ việc giữ Taegukgi. Tuy nhiên, đối với Lebedev, khái niệm triết học Trung Quốc, mà thiết kế của Taegukgi dựa trên, nghe có vẻ mê tín thời trung cổ, vì vậy ông muốn đổi sang một lá cờ mới. Kim Tu-bong đã nhượng bộ và một vài tháng sau đó, thiết kế cho lá cờ mới đã được ra lệnh từ Moscow, mặc dù không biết ai là quan chức Liên Xô đã thiết kế lá cờ. Trước khi được thông qua chính thức, Taegukgi vẫn được sử dụng chính thức.[9][13]

Thiết kế của lá cờ đã được tiết lộ, cùng với một bản dự thảo hiến pháp, vào ngày 1 tháng 5 năm 1948.[14] Ngày 10 tháng 7 năm 1948, lá cờ mới đã được phê chuẩn bởi Hội đồng Nhân dân Tối cao. Tháng sau Kim Tu-bong,người trước đây ủng hộ thiết kế truyền thống, đã viết một văn bản có tên Về việc thiết lập Quốc kỳ mới và bãi bỏ Taegukgi. Qua đó, ông giải thích về quyết định chấp nhận một lá cờ mới chống lại mong muốn của những người ủng hộ cái cũ. Về các văn bản chính thức của Triều Tiên, trong bài viết của mình, ông thẳng thắn một cách dứt khoát trong việc thừa nhận dư luận bất đồng. Năm 1957, Kim Tu-bong bị thanh trừng bởi Kim Il-sung người lúc đó đã dựng lên một sùng bái cá nhân. Bất kỳ đề cập nào về việc sử dụng Taegukgi đều bị xóa khỏi các văn bản và nó đã được ghi lại trong các bức ảnh theo lệnh của Kim Il-sung, người đã tìm cách độc quyền lịch sử Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để phục vụ ông và chính thể của ông. Các báo cáo chính thức của Triều Tiên hiện nay cho rằng lá cờ mới của Triều Tiên do Kim Il-sung thiết kế.[9]

Sử dụng trong tuyên truyền

Một lá quốc kỳ Triều Tiên nặng 270 kilôgam (600 lb) bay từ một cột cờ cao, đặt tại Kijŏng-dong, ở phía Bắc của Đường phân giới quân sự bên trong Khu phi quân sự Triều Tiên. Cột cờ cao 160 mét (520 foot).[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc_kỳ_Cộng_hòa_Dân_chủ_Nhân_dân_Triều_Tiên http://www.allstates-flag.com/fotw/flags/kp.html http://aroundtherings.com/site/A__62654/Title__Sou... http://www.crwflags.com/fotw/flags/kp.html http://www.dailynk.com/english/read.php?num=11993&... http://www.korea-dpr.com/emblem.html http://www.koreanconfidential.com/northkoreanflag.... http://www.salon.com/1999/02/03/feature_115/ http://sthelepress.com/index.php/2018/02/07/on-the... http://www.naenara.com.kp/en/book/download.php?4+4... //www.worldcat.org/oclc/228608